Xiaomi: Hành trình lên số 2 thị phần toàn cầu khi Huawei ngày càng sa sút

Với những chiến lược hợp lý, doanh nghiệp này đã từng bước chinh phục được những khách hàng khó tính nhất, chiếm lĩnh được cả thị trường trong nước và quốc tế. Đó là Xiaomi, hãng điện thoại vô cùng quen thuộc với rất nhiều người trẻ tại Việt Nam.

Khác với Samsung và Apple với lịch sử hàng chục năm làm điện thoại, Xiaomi mới được thành lập cách đây chỉ 11 năm tại Bắc Kinh, Trung Quốc dưới sự đầu tư của rất nhiều công ty máu mặt, trong đó có thể kể đến quỹ Temasek, quỹ Qiming và Qualcomm.

Xiaomi nhanh chóng cho ra mắt hệ điều hành của chính mình dựa trên nền tảng Android với tên gọi MIUI. Đồng thời, chiếc điện thoại đầu tiên của hãng cũng được đưa ra công chúng với tên gọi Xiaomi Mi 1 nhanh chóng gây được tiếng vang tại các thị trường châu Á. Chỉ 3 năm sau, chiếc Mi 3 ra đời đưa Xiaomi trở thành thương hiệu điện thoại được sử dụng nhiều thứ 5 tại Trung Quốc, với số lượng máy bán ra đạt gần 19 triệu chiếc.

Không dừng lại tại đây, Xiaomi bắt đầu đưa thương hiệu của mình ra ngoài Trung Quốc, trong đó có Ấn Độ, một thị trường với rất nhiều tiềm năng. Công ty nhanh chóng trở thành một trong những hãng điện thoại hàng đầu tại đây, cạnh tranh trực tiếp với Samsung. Quý 3 năm 2017, công ty trở thành thương hiệu điện thoại số 1 tại Ấn Độ với 23.5% thị phần, tương đương với người khổng lồ tới từ Hàn Quốc, giúp công ty trở thành thế lực tại hai thị trường lớn nhất thế giới. Tháng 7 một năm sau đó, công ty chính thức IPO tại sàn chứng khoán Hong Kong với giá 16,6 HKD (2,12 USD) một cổ phiếu, thấp hơn mức chào bán ban đầu là 17 HKD (2,17 USD), đem lại cho công ty khoản vốn 23.97 tỷ HKD (3.05 tỷ USD).

Xiaomi: Ông hoàng mới của smartphone Trung Quốc - Ảnh 1.

You may also like...