Nielsen: Số người tiêu dùng mua sắm online tại Việt Nam tăng lên 25% kể từ khi dịch bùng phát

Có thể nói, từ đầu năm 2020 khi đại dịch Covid-19 lan rộng và ảnh hưởng lớn lên khắp thế giới, thì kênh bán lẻ hiện đại được nhắc tới nhiều hơn bao giờ hết. Các kênh bán lẻ truyền thống dù vẫn duy trì nhưng không còn sự tăng trưởng. Các gian hàng tạp hóa ngày xưa không còn dư địa phát triển, dù vẫn duy trì.

Trong khi đó kênh bán lẻ hiện đại đang tăng trưởng ấn tượng, đã phủ sóng khắp các thành thị và lan dần ra cả các vùng nông thôn. Tốc độ tăng trưởng của kênh bán lẻ hiện đại còn được hậu thuẫn bởi tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Kèm với đó là nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng thay đổi theo xu thế.

Đại dịch Covid-19 cũng khiến người tiêu dùng e dè khi sử dụng kênh phân phối truyền thống, ưa thích lựa chọn xu hướng mới khi ngồi tại nhà vẫn có thể “đi chợ”, nhận hàng tại nhà với các sản phẩm yên tâm về chất lượng.

Theo thống kê của Euromonitor – một tập đoàn nghiên cứu thị trường – tỷ lệ bao phủ của kênh bán lẻ hiện đại hiện nay đang ở mức 8%. Cũng theo Euromonitor, Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất về hàng tạp hóa hiện đại trong nhóm các quốc gia Đông Nam Á. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 26% cho lĩnh vực này trong 5 năm tới. Ông Danny Le – Tổng giám đốc Masan Group tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2021 của Tập đoàn này cho biết hiện nay, kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang chiếm 90% thị phần của mảng tiêu dùng bán lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, con số này sẽ sụt giảm nhanh chóng thương lai.

Các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cũng đang tích cực mở rộng mô hình bán lẻ hiện đại. Chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh của Thế giới di động đang thử nghiệm các mô hình cửa hàng diện tích 500m2 và cung cấp hàng nghìn lựa chọn về hàng hóa. Doanh nghiệp đang đặt mục tiêu có hơn 500 cửa hàng Bách Hóa Xanh diện tích lớn vào cuối năm 2021.

Nielsen: Số người tiêu dùng mua sắm online tại Việt Nam tăng lên 25% kể từ khi dịch bùng phát - Ảnh 1.

You may also like...