Bất động sản “bán lúa non” an toàn hay rủi ro?

Nhiều lời cảnh báo các hậu quả của tình trạng này được đưa ra. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm trái chiều. Vậy người mua nhà có nên mua hay không?

“Bán lúa non” nhà hình thành tương lai

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà ở hình thành trong tương lai phải đảm bảo thi công hoàn thành móng và được cấp giấy cho phép mở bán nhà ở hình thành trong tương lai thì mới được tiến hành giao dịch chuyển nhượng với khách hàng. Tuy nhiên, từ thời điểm được cấp phép xây dựng đến khi hoàn thành móng và được các cơ quan chức năng nghiệm thu là một khoảng thời gian rất dài.

“Thông thường, thời gian hoàn thành móng kéo dài. Công trình càng lớn, thời gian thi công càng kéo dài. Nếu khi đủ điều kiện mở bán thì các dự án khác đã rầm rộ triển khai, tính cạnh tranh của dự án không còn”, đại diện một chủ đầu tư chia sẻ.

Chính vì lý do đó, nhiều công ty bất động sản đã phải đưa ra một phương án mang tính tạm thời và thường được các phương tiện truyền thông gọi là “bán lúa non”.

“Khách hàng thường có mong muốn sở hữu nhà sớm, chọn những vị trí đẹp. Do đó, chủ đầu tư sẽ ký kết thỏa thuận với khách hàng để thu một khoản tiền để giữ chân. Trong đó, chủ đầu tư cam kết sẽ giữ lại sản phẩm mà khách hàng đã chọn khi đủ điều kiện về chuyển nhượng. Về mặt pháp lý, nó là một thỏa thuận dân sự về quyền lợi của hai bên và ràng buộc bằng một khoản tiền tương ứng do hai bên thống nhất.

Theo ghi nhận trên thị trường, nhiều dự án hiện nay các chủ đầu tư đều thực hiện các hình thức này trong khuôn khổ pháp luật cho phép để đảm bảo hoạt động kinh doanh và quyền lợi của khách hàng.

Bất động sản “bán lúa non” an toàn hay rủi ro? - Ảnh 1.

You may also like...